Chỉ số pH cực kì quan trọng trong nuôi cá
Nồng độ pH là yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của các loài động vật dưới nước. Nếu nồng độ pH tăng quá cao hoặc thấp quá thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, trao đổi chất cũng như tiếp thu các chất dinh dưỡng.
Cá là loài sinh vật thực hiện tất cả các chức năng cơ thể của chúng trong môi trường nước. Từ hoạt động thở, tìm kiếm thức ăn, bài tiết chất thải, duy trì sự cân bằng cho cơ thể cũng được thực hiện hoàn toàn dưới nước. Chính vì thế, “Chỉ số pH cực kì quan trọng trong nuôi cá” mà người chăn nuôi thủy hải sản cần nắm vững để có thể tạo được môi trường sống phù hợp cho sự phát triển của loài này.
Ảnh hưởng của chỉ số pH đối với sự phát triển của cá
- Nhìn chung, giá trị pH trong nước quá cao > 9,5 hoặc rất thấp <4,5 sẽ là môi trường không phù hợp với hầu hết sự phát triển của các loài sinh vật dưới nước.
- Với những loài cá bé, chưa trưởng thành sẽ cực kỳ nhạy cảm với mức độ pH < 5 và có thể chết khi sống trong môi trường có giá trị pH thấp này. Mức độ pH trong nước thấp sẽ góp phần đẩy nhanh việc giải phóng kim loại từ đá hoặc trầm tích trong dòng. Dần dần qua thời gian tích tụ, những kim loại này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và khả năng lấy nước của cá.
- Với môi trường có mức độ pH giao động từ 9-14 thì có thể gây hại cho cá thông qua việc biến đổi màng tế bào và từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
- Với môi trường có mức độ pH giao động từ 9-14 thì có thể gây hại cho cá thông qua việc biến đổi màng tế bào và từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Hiệu ứng pH cao và ảnh hưởng
- Khi pH của nước tăng, tỷ lệ amoniac ở dạng độc hơn. Sự bài tiết amoniac thải ra cũng sẽ suy yếu ở mức độ pH cao hơn, hạn chế khả năng tự tẩy sạch chất thải của sinh vật.
- Ở độ pH > 9, phần lớn amoni trong nước được chuyển thành amoniac độc hại có thể giết chết cá. Cá không thể tồn tại ở môi trường có pH = 4 và pH = 11 trong thời gian dài. Độ pH thích hợp dành cho cá là từ 6,5 đến 9. Cá sẽ phát triển kém và sinh sản sẽ bị ảnh hưởng ở môi trường có độ pH cao hơn hoặc thấp hơn.
- Chính vì thế, việc giữ môi trường nước có độ pH ổn định và trong phạm vi tối ưu sẽ góp phần làm giảm áp lực lên cá và động vật thủy sinh, giúp chống lại bệnh tật và chịu đựng những áp lực khác. Điều quan trọng nhất đối với người nuôi cá là cần kiểm tra độ pH của môi trường nước đảm bảo phù hợp với loài cá cần nuôi cũng như cách duy trì độ pH chính xác cho chúng.
Cách kiểm soát độ pH trong môi trường sống của cá
Người nuôi trồng thủy hải sản không nên bỏ qua tầm quan trọng của việc theo dõi pH và ammonia tổng số trong ao. Nên sử dụng máy đo ph nước để kiểm tra và phân tích ammonia và pH nước ao để có biện pháp cải tạo phù hợp.
- Giảm tỷ lệ cho ăn nhằm giảm đầu vào của ammonia và dưỡng chất, tăng sục khí và lưu thông nước để tăng tốc độ oxy hóa ammonia.
- Cần kiểm soát sinh vật phù du và làm tăng khả năng đệm của nước ao bằng cách bón vôi khi cần thiết để ngăn ngừa ngộ độc ammonia.
- Những người chăn nuôi cá nên tránh bón phân quá mức cho ao, tránh cho ăn quá dư và tránh sử dụng thức ăn ở giai đoạn đầu có hàm lượng protein quá cao.
- Giảm tỷ lệ cho ăn nhằm giảm đầu vào của ammonia và dưỡng chất, tăng sục khí và lưu thông nước để tăng tốc độ oxy hóa ammonia.
- Cần kiểm soát sinh vật phù du và làm tăng khả năng đệm của nước ao bằng cách bón vôi khi cần thiết để ngăn ngừa ngộ độc ammonia.
- Những người chăn nuôi cá nên tránh bón phân quá mức cho ao, tránh cho ăn quá dư và tránh sử dụng thức ăn ở giai đoạn đầu có hàm lượng protein quá cao.
Với những thông tin cung cấp, chắc hẳn quý khách hàng đều hiểu được tầm quan trọng của chỉ số pH trong nuôi cá. Để có thể xác định nhanh chóng độ ph trong môi trường chăn nuôi thủy hải sản, bà con nông dân có thể tìm mua các thiết bị máy đo pH như: Bút đo pH trong đất và nước HI981030, Bút đo pH HI98107,....đang được bán tại Siêu thị Hải Minh.