Sử dụng máy đo độ mặn cầm tay với các bước đơn giản mà hiệu quả
Có rất nhiều cách để đo độ mặn như: sử dụng máy đo độ mặn cầm tay, sử dụng máy đo độ ẩm,sử dụng máy đo độ dẫn điện, đồng hồ đo điện tử. Bài viết sau cung cấp cho bạn cách đo độ mặn bằng máy đo độ mặn cầm tay (máy đo khúc xạ cầm tay).
Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong hải dương học, độ muối (salinity) là đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hòa tan có trong 1 kg nước biển.
Như chúng ta đã biết, độ mặn ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thủy hải sản, sinh vật biển; đồng thời độ mặn cũng đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm, nước chấm và làm muối. Vậy làm thế nào để xác định chính xác độ mặn nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người cũng như các loại sinh vật? Hãy xem cách sử dụng máy đo độ mặn cầm tay với các bước đơn giản dưới đây để có kinh nghiệm dùng nhé.
Sử dụng máy đo độ mặn cầm tay với các bước đơn giản mà hiệu quả
Có rất nhiều cách để đo độ mặn như: sử dụng máy đo độ mặn cầm tay, sử dụng máy đo độ ẩm,sử dụng máy đo độ dẫn điện, đồng hồ đo điện tử. Bài viết sau cung cấp cho bạn cách đo độ mặn bằng máy đo độ mặn cầm tay (máy đo khúc xạ cầm tay).
Dùng dung dịch nước cất nhỏ lên mặt kính khúc xạ kế rồi đậy nắp kính lại, và quan sát xem nền màu xanh đã trở về vị trí 0 hay chưa, nếu chưa thì bạn có thể dùng tua vít và hiệu chỉnh sao cho về 0.
Nhỏ dung dịch cân đo lên mặt kính của máy đo độ mặn, rồi điều chỉnh độ phóng đại sau cho xem được rõ nhất.
Và sau khi đo xong bạn hãy lấy giấy thấm chặm lên bề mặt cho khô trước khi bảo quản máy hoặc thực hiện bước đo khác:
-
Bước 1: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính
-
Bước 2: Đậy tấm chắn sáng
-
Bước 3: Nước phải phủ đều trên lăng kính
-
Bước 4. Đưa lên mắt ngắm
-
Bước 5. Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.
-
Bước 6. Lau khô bằng vải thấm mềm. Sau khi sử dụng xong bạn cần sử dụng một miếng vải mềm để lau lăng kính cho đến khi nó không có các giọt nước. Để nước trong lăng kính, hoặc nhúng máy đo độ mặn trong nước, có thể làm hỏng máy.
>> Video hướng dẫn sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn Hanna HI96822
Vậy có những loại máy đo độ mặn cầm tay nào dễ sử dụng?
Hiện nay có hai thương hiệu nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng nhất đó là Hanna và khúc xạ kế đo độ mặn Atago. Tùy theo nhu cầu đo độ mặn trong thực phẩm, trong nước, trong đất mà người dùng cần lựa chọn cho phù hợp.
-
Khúc xạ kế đo độ mặn Hanna HI96821 là máy đo độ mặn trong nước hoa quả, nước tăng lực, sữa đậu nành, mật ong, súp, trộn salad, pho mát, gia vị, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm Jarred
-
Máy đo độ mặn Hanna HI98203: Máy này được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản
-
Khúc xạ kế đo độ mặn Atago Master S-Mill alpha cũng được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, ngành công nghiệp sản xuất muối.
-
Khúc xạ kế đo độ mặn Atago PAL-06 S: Máy có chức năng đo được độ mặn trong môi trường nuôi trồng thuỷ hải sản và công nghiệp sản xuất thực phẩm như nước mắm, sản xuất thủy sản, thực phẩm và phụ gia thực phẩm
-
Máy đo độ mặn Atago ES-421: Máy đo độ mặn này đóng vai trò là trợ thủ không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Có rất nhiều cách để tiến hành đo độ mặn, trong đó sử dụng máy đo độ mặn cầm tay giá rẻ hay cón gọi là khúc xạ kế cầm tay là phổ biến và dễ sử dụng hơn cả. Vì thế quý khách hàng đừng chần chừ mà hãy lựa chọn cho mình một chiếc máy đo độ mặn phù hợp đến từ thương hiệu Atago, Hanna để trải nghiệm và nâng cao năng suất làm việc.
>> Sự hữu ích của máy đo độ mặn nước biển Atago Master-S/Mill Alpha
>> Nơi nào bán máy đo độ mặn giá rẻ tại Hải Phòng?