Lỗi thường gặp ở máy in nhãn và cách khắc phục

Máy in nhãn đã và đang trở nên quen thuộc đối với chúng ta. Đi bất cứ đâu chúng ta đều có thể bắt gặp chúng như siêu thị, cửa hàng, công ty,.... Chúng đã trở nên thông dụng bởi tính chính xác và tiện lợi khi sử dụng. Thế nhưng cũng có khi những chiếc máy in nhãn lại trục trặc “trở chứng” và gây cho chúng ta không ít những khó khăn. Sau đây siêu thị Hải Minh sẽ chỉ ra cho các bạn một số lỗi thường hay gặp đối với chiếc máy in nhãn. Các bạn hãy cùng theo dõi để có thể xử lí khi chiếc máy của doanh nghiệp hay công ty mình gặp vấn đề.
 
1. Lỗi không nhận giấy
 Đây là lỗi thường xuyên xảy ra nhất, giấy trong cuộn vẫn còn trong khi đó đèn báo hết giấy lại sáng và hệ thống cũng không nhận giấy. Nguyên nhân là do “mắt đọc giấy” của máy đang gặp vấn đề do máy hoạt động quá công suất, hoặc bị đóng bụi bẩn và bụi giấy trong quá trình hoạt động nhưng lại không được lau chùi. Lúc này bạn chỉ cần vệ sinh chiếc máy in tem nhãn của mình đúng cách thì máy sẽ hoạt động lại bình thường. Còn nếu sau khi đã vệ sinh máy sạch sẽ nhưng chiếc máy in vẫn ì ra đó thì cách giải quyết ra sao? Chỉ cần thay “mắt đọc giấy” là mọi chuyện đâu sẽ vào đấy, chiếc máy in tem nhãn sẽ hoạt động trở lại như xưa.

Nếu không phải “mắt đọc giấy” của máy in gặp trục trặc thì có thể do lỗi khi cài đặt phần mềm, có thể bạn đã vô tình chọn nhầm driver của máy in, bạn hãy nhờ đến sự can thiệp của nhà phân phối.
 máy in nhãn
2. Lỗi mã vạch bị xước, không đều do đầu in
Đầu in là một bộ phận quan trọng của máy in tem nhãn mã vạch, chúng rất mong manh dễ hỏng, thế nên luôn cần được bảo quản một cách thận thận và cần được lau chùi thường xuyên để không bị bám bụi bẩn. Nếu máy in của chúng ta được sử dụng với cường độ cao sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị xước những vết li ti ở đầu in, sẽ gây ra việc scan những mã vạch không được chuẩn xác. Đâu in bị xước những vết nhỏ có thể do bụi giấy dính vào, cũng có thể do giấy mực không tương thích với nhau, hoạc có thể do một vài va chạm không đáng có xảy ra.

Nếu đầu in do bụi bẩn bám vào thì bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm ít cồn để có thể lau chùi dễ dàng hơn. Còn nếu không phải do bụi bẩn gây ra thì bạn nên thay một đầu in mới và hãy nhớ tuân thủ theo những cách thức bảo quản đâu in để tăng tuổi thọ của máy in tem nhãn của mình.
 
3. Lỗi trục roller bị mòn
 Không phải giấy thì không thể bào mòn các vật khác đâu nhé! Trục roller gần đầu in trong quá trình chúng ta sử dụng lâu dài sẽ rơi vào tình trạng bị bào mòn bởi giấy in, gây ra nhiều tiếng ồn phiền toái và sẽ khiến giấy in chạy không đều, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Việc bạn cần làm lúc này là thay ngay trục roller để máy in có thể tiếp tục hoạt động bình thường.
 
4. Lỗi phần cứng main board
 Trong quá trình thiết kế ra máy in tem nhãn, nhà sản xuất cũng có thể có một chút sơ sót, gây ra tình trạng mã vạch do máy in ra bị sai lệch hay tệ hơn nữa là máy in của bạn sẽ không thể hoạt động được. Thế nên khi mua máy ịn tem nhãn bạn hãy kiểm tra kĩ càng và nên tìm hiểu rõ ràng về thông tin bảo hành để có thể nhờ công ty phân phối hỗ trợ về sản phẩm nếu bạn không hài lòng hoặc bạn có bất kì thắc mắc nào.
 
Trên đây là một số cách khắc phục những lỗi thường gặp của máy in tem nhãn công nghiệp, chiếc máy của bạn có thể sẽ gặp phải những rắc rối nho nhỏ sau khi trải qua một thời gian dài làm việc.  Có bất kì thắc mắc gì về sản phẩm máy in nhãn hay cách vệ sinh máy, hãy liên hệ siêu thị Hải Minh để được tư vấn.
Trở về
Thông tin khác