Cải thiện chỉ số pH trong hồ cá thủy sinh như thế nào?

Độ pH đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các hồ cá thủy sinh, nó quyết định sự sống, sự sinh trưởng của từng loài cá và cây thủy sinh. Thông qua chỉ số pH, người chăn nuôi có thể đánh giá chất lượng nước đồng thời có các biện pháp điều chỉnh phù hợp để có thể nuôi dưỡng các sinh vật trong hồ thủy sinh khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Vậy thì độ pH lý tưởng mà con người cần chuẩn bị cho hồ thủy sinh là bao nhiêu? Cải thiện chỉ số ph trong hồ cá thủy sinh như thế nào? Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm kiếm câu trả lời nhé!

Chỉ số pH là gì?

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro (H+) trong dung dịch và  việc xác định độ pH là nhằm kiểm tra môi trường nước thuộc axit, bazơ hay trung tính. Độ pH thường giao động trong khoảng từ 0 đến 14.
+ Đối với nước cất pH = 7  thì nước có độ trung tính.
+ Khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 , nước chua mang tính axit
+ Khi nước nhiều OH-, pH > 7 , nước có độ kiềm cao

Độ pH có ảnh hưởng như nào đến hồ thủy sinh?

Giá trị pH có ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống của các loại cá và cây thủy sinh. Với mỗi loại sinh vật sẽ có môi trường phù hợp với độ pH khác nhau và thường thì cá có thể sống trong môi trường có chỉ số pH khoảng từ 6 đến 8. Nếu không đảm bảo môi trường sống tốt để xảy ra tình trạng nước có tính axit hoặc bazo sẽ gây ra những hậu quả như sau: 
-  Khi hồ cá thủy sinh có pH < 5.5, tính axit cao: sẽ gây tác hại trực tiếp đến chất nhờn của da cá, ngăn cản sự hô hấp và dẫn đến làm cá chết.
- Khi hồ cá thủy sinh có pH > 8.5, tính kiềm cao: sẽ tác động và phá hủy da, mang cá, làm giảm sự vận chuyển oxy, làm cá trao đổi chất nhiều nên chậm lớn. 
theo dõi chỉ số pH trong hồ cá thủy sinh

Cách cải thiện chỉ số pH trong hồ cá thủy sinh

Sau khi đã sử dụng máy đo ph hoặc 1 số phương pháp xác định độ pH, người nuôi trồng đã xác định được chuẩn xác là môi trường nước trong hồ thủy sinh thuộc dạng axit, bazơ hay là trung tính. Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các loài cá cũng như các cây thủy sinh, bà con cần có các biện pháp cải thiện chỉ số pH như sau: 

Cách tăng độ pH trong hồ thủy sinh

Sử dụng Baking soda và hóa chất: Cách an toàn để tăng pH trong các hồ  thủy sinh mà không ảnh hưởng đến độ cứng nước là dùng 1 số hóa chất mang tính kiềm để tăng pH và  bột baking soda (NaHCo3) là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Công thức là dùng 8-9 gram baking soda này pha loãng ra vào 1 ly nước rồi đổ thẳng vào hồ. Đây là một phương pháp vừa rẻ tiền mà lại vừa đảm bảo an toàn. 
- Sục khí O2: Khí O2 sẽ có tác dụng là loại trừ Co2 trong nước và góp phần làm tăng pH nhẹ.
- Tiến hành thay nước định kỳ: Độ pH của hồ cá có thể giảm dần khi các chất thải, chất gây ô nhiễm tích tụ làm bẩn nước. Biện pháp khắc phục là nên thay từ 20 – 30% nước trong bể mỗi 2 tuần. 

 
Cách điều chỉnh chỉ số pH trong hồ cá thủy sinh

Cách giảm độ pH trong hồ thủy sinh

- Loại bỏ các tác nhân gây tăng độ pH: San hô, sỏi 3 màu có lẫn vỏ ốc nhỏ, cát muối tiêu  cùng với 1 số loại đá màu trắng,..
- Dùng 1 số acid an toàn: Ascorbic acid (vitamin C), Acid nitric (HNO3), Acid Citric, hoặc Acid Photphoric (H3PO4). Cách làm là lấy vài ml acid các dung dịch trên sau đó pha loãng vào ca nước rồi cho vào hồ. 
- Cung cấp Co2 dạng khí nén: cách này vừa đảm bảo có lợi cho cây thủy sinh và cho cả sự cân bằng trong hồ. Cách làm là người dùng sử dụng khí Co2 làm giảm độ pH từ 0.7 đến 1 độ pH là an toàn và đã đảm bảo đầy đủ khí Co2 cho cây.

 
 máy đo ph giúp xác định chỉ số pH trong hồ cá thủy sinh
 
Qua bài viết trên ta đã phần nào thấy được tầm quan trọng của việc xác định và cái thiện độ pH trong nước ở các hồ thủy sinh. Để có thể xác định được nhanh chóng độ ph trong môi trường nước, khách hàng cần lựa chọn máy đo độ ph chính hãng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Siêu thị Hải Minh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi khách hàng - cơ sở bán hàng uy tín và chất lượng. 
Trở về
Thông tin khác